So sánh với thuế doanh thu Thuế_giá_trị_gia_tăng

VAT khác với thuế thương vụ ở chỗ là VAT được áp dụng trên mọi lĩnh vực kinh doanh như là một phần của đơn giá của mỗi mặt hàng bán ra phải chịu thuế mà người ta đã thực hiện, nhưng ngược lại, người ta lại được hoàn lại VAT đối với các mặt hàng đã mua của mình, vì thế VAT được áp dụng đối phần giá trị thêm vào (gia tăng) cho sản phẩm tại mỗi công đoạn sản xuất.

Thuế doanh thu thông thường chỉ tính trên doanh số bán hàng cuối cùng cho người tiêu dùng: do có việc hoàn thuế nên VAT có cùng một hiệu ứng kinh tế tổng thể trên các đơn giá bán hàng cuối cùng. Khác biệt chính là người ta cần phải hoạch toán bổ sung cho các công đoạn trung gian trong chuỗi cung ứng hàng hóa, dịch vụ. Bất lợi này của VAT được cân bằng bởi việc áp dụng cùng một mức thuế suất cho mỗi thành viên của chuỗi sản xuất, không phụ thuộc vào vị trí của họ trong chuỗi này cũng như vị trí của các khách hàng của họ, làm giảm các đòi hỏi cần có như kiểm tra và xác nhận địa vị của các khách hàng đó. Nếu VAT còn có ít các miễn giảm, nếu có, chẳng hạn như với GST tại New Zealand thì việc thanh toán VAT thậm chí còn đơn giản hơn.

Ví dụ

Việc sản xuất và mua bán bất kỳ mặt hàng nào trong ví dụ chung này đều được gọi là mặt hàng X.

Không có thuế doanh thu

  • Người sản xuất mặt hàng X chi $1,00 để mua nguyên liệu và sử dụng nó để sản xuất ra mặt hàng này.
  • Mặt hàng X được bán buôn cho người bán lẻ mặt hàng X với giá $1,20, tạo ra lợi nhuận $0,20 cho mình.
  • Người bán lẻ mặt hàng X sau đó bán nó cho người tiêu thụ với giá $1,50, tạo ra lợi nhuận $0,30 cho mình.

Trong kiểu thuế doanh thu kiểu Mỹ

Với 10% thuế suất trên doanh thu:

  • Người sản xuất trả $1,00 để mua nguyên liệu, chứng nhận rằng nó không phải là mặt hàng tiêu dùng cuối cùng.
  • Người sản xuất tính giá với người bán lẻ $1,20, cần kiểm tra là người bán lẻ này không phải là người tiêu dùng cuối cùng, tạo ra cùng một lợi nhuận cho mình là $0,20.
  • Người bán lẻ tính giá cho người tiêu dùng $1,65 ($1,50 + 10% x 1,50) và nộp cho nhà nước $0,15, để lại cùng một lợi nhuận $0,30 cho chính mình.

Vì thế người tiêu dùng phải trả thêm 10% ($0,15), khi so sánh với hệ thống không có thuế, và nhà nước thu phần giá trị này trong hệ thống thuế của mình từ người bán lẻ. Những người bán lẻ không mất gì từ thuế, nhưng họ phải làm thêm công việc giấy tờ sao cho họ phải chuyển chính xác vào ngân khố nhà nước các khoản thuế trên doanh số họ đã bán ra. Các nhà cung cấp và sản xuất không bị ảnh hưởng bởi thuế, nhưng họ phải kiểm tra địa vị các khách hàng của họ.

Với VAT

Với 10% thuế VAT:

  • Người sản xuất trả $1 + $1 x 10% = $1,10 cho việc mua nguyên liệu, và người bán nguyên liệu phải nộp vào ngân khố $1 x 10% = $0,10 này
  • Nếu người sản xuất bán cho người bán lẻ với giá bán ra $1,20 + $1,20 x 10% = $1,32, thì người sản xuất phải nộp vào ngân khố $1,20 x 10% = $0,12, sau đó được hoàn lại từ ngân khố $0,10. Tổng cộng chi phí thuế VAT của người sản xuất là $0,12 - $0,10= $0,02, tạo ra lợi nhuận cho mình là $1,32 - $1,10 - $0,02 = $0,20.
  • Nếu người bán lẻ bán cho người tiêu dùng với giá bán ra $1,50 + $1,50 x 10% = $1,65, thì tiền người bán lẻ phải nộp vào ngân khố là $1,50 x 10% = $0,15, sau đó được hoàn lại từ ngân khố $0,12. Tổng cộng, người bán lẻ chi cho thuế VAT là $0,15 - $0,12 = $0,03, tạo lợi nhuận cho mình là $1,65 - $1,32 - $0,03 = $0,30.

Vì thế người tiêu dùng cuối cùng trên thực tế phải trả thêm 10% ($0,15), khi so sánh với hệ thống không có thuế, và nhà nước thu khoản tiền này trong hệ thống thuế ($0,10+$0,02+$0,03). Việc kinh doanh không mất gì trực tiếp từ thuế, nhưng tất cả các công đoạn đều phải làm thêm công việc giấy tờ sao cho họ chuyển chính xác vào ngân khố số tiền còn lại sau khi đối trừ VAT (giữa VAT đầu ra và VAT đầu vào).

Lưu ý rằng trong mỗi trường hợp thì VAT phải trả đều bằng 10% đơn giá trước thuế.

Ưu thế của hệ thống VAT so với hệ thống thuế doanh thu là việc kinh doanh không thể che giấu việc tiêu thụ (chẳng hạn coi nó là phế liệu) bằng việc xác nhận mình không phải là người tiêu dùng.

Các hạn chế của ví dụ & VAT

Trong ví dụ trên, chúng ta giả sử có cùng số lượng mặt hàng được sản xuất và bán trước và sau khi có thuế. Điều này không có thực.

Nguyên tắc cơ bản của cung và cầu cho rằng bất kì thuế nào cũng làm tăng giá giao dịch cho "người nào đó", bất kể người bán hay người mua. Khi chi phí tăng lên, hoặc đường cầu dịch chuyển qua bên trái, hoặc đường cung dịch chuyển qua bên trái. Hai điều này có chức năng tương đương với nhau. Kết quả là khối lượng hàng hóa được mua bán và giá bán giảm xuống.

Chuyển dịch này trong cung và cầu không được sáp nhập vào ở trên ví dụ, (cho) tính bình dị và bởi vì những hiệu ứng này (thì) khác nhau (cho) mọi kiểu (của) lợi ích. Ở trên ví dụ giả thiết thuế The green crops- the distortionary.

Một thuế giá trị gia tăng, cũng như như mọi thuế khác, bóp méo cái mà được có xảy ra không có nó. Vì giá (cho) người nào đó (mọc) lên, số lượng (của) hàng hóa buôn bán Giảm bớt. Tương ứng, người dân nào đó (thì) xấu hơn bên ngoài bởi nhiều hơn so với chính phủ được làm tốt hơn hơn ra khỏi bởi thu nhập thuế. Điều đó, Nữa (Thì) bị mất vì những chuyển dịch cung và cầu so với được kiếm được trong thuế.


"Một sự phân tích nhu cầu Đồ tiếp tế (của) Một Thị trường được đánh thuế"


Trong biểu đồ trên,

Khoản tổn thất vô ích: diện tích của tam giác giới hạn bởi phần thu nhập từ thuế của chính phủ, đường cung(cong), và đường cầu(cong) Thu nhập từ thuế của chính phủ: phần màu xám

Tổng thặng dư tiêu dùng sau dịch chuyển: phần màu xanh

Tổng thặng dư sản xuất sau dịch chuyển: phần màu vàng

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Thuế_giá_trị_gia_tăng http://www.britannica.com/EBchecked/topic/622472 http://www.deloitte.com/dtt/article/0,2297,sid%253... http://www.statevat.com http://www.mysme.de/index.php?module=pagemaster&PA... http://ec.europa.eu/taxation_customs/taxation/vat/... http://id.loc.gov/authorities/subjects/sh85141932 http://www.michigan.gov/treasury/0,1607,7-121-1750... http://www.taxworld.ie/legislation/VAT/Acts/VATA19... http://d-nb.info/gnd/4038416-0 http://europa.eu.int/eur-lex/en/consleg/pdf/1977/e...